Mất ngủ là tình trạng thường gặp, hay xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, ít xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, tỷ lệ bị mất ngủ ở thanh niên hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng mất ngủ ở thanh niên có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, cần có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời. 

Mất ngủ ở thanh niên là gì?

Mất ngủ tưởng chừng là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người trung niên, cao tuổi nhưng theo thống kê, tỷ lệ bị mất ngủ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Thực tế, mất ngủ ở thanh nhiên cũng giống như các độ tuổi khác, hay xuất hiện các vấn đề như ngủ không ngon giấc, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, người mệt mỏi nhưng đầu óc tỉnh táo, buồn ngủ nhưng không ngủ được; ngủ không sâu giấc, hay mộng mị; khi ngủ được thì dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, không thể nào ngủ lại được nữa...

Không chỉ người già mà người trẻ ở độ tuổi thanh niên cũng gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ
Không chỉ người già mà người trẻ ở độ tuổi thanh niên cũng gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ

Chứng mất ngủ ở mỗi người sẽ có những biểu hiện không giống nhau, biểu hiện của căn bệnh này tương đối đa dạng, tùy thuộc vào thể trạng, chế độ sinh hoạt và nguyên nhân chính gây mất ngủ của từng người. Đôi khi, người bị mất ngủ có thể ngủ được nhưng lại rơi vào trạng thái đau đầu, uể oải, người mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, suy nhược do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 16 - 30 mà gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, hay mộng mị xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, liên tiếp từ 1 - 3 tháng thì chứng tỏ bạn đã mắc chứng mất ngủ ở thanh niên.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, có khoảng 25% người ở độ tuổi thanh niên thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, không thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng, có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Để điều trị mất ngủ, trước hết chúng ta phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề này. Thông thường, mất ngủ ở thanh niên đa phần là do:

1. Thói quen sinh hoạt không khoa học

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi chính là do thói quen, lối sống thiếu khoa học, không lành mạnh. Nghiện chơi game, giải trí, xem phim, lướt web, tán gẫu với bạn bè trên mạng xã hội về đêm khiến người trẻ thức khuya, ngủ không đủ giờ, thay đổi nhịp sinh học của cơ thể.

Đa phần người trẻ thường ngủ rất muộn, có khi đến 2, 3 giờ sáng, tuy đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố gắng thức. Tình trạng này diễn ra thường xuyên làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể. Kết quả là người mệt mỏi, khó chịu, thiếu ngủ, không tỉnh táo, khó tập trung để học tập, làm việc vào ban ngày. Lâu ngày gây mất ngủ, khó ngủ, dù cố gắng ngủ sớm nhưng vẫn không thể nào đi vào giấc ngủ được.

2. Do áp lực từ việc học tập hoặc từ công việc

Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của con người cũng ngày càng đi lên. Tuy nhiên, các áp lực từ thành tích học tập, từ công việc cũng càng trầm trọng, đè nặng lên vai người trẻ khiến nhiều bạn trẻ bị căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài. Điều này làm tăng nguy cơ bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ ở nhiều người.

Học hành căng thẳng, học không hiệu quả, không khoa học, phải học, làm việc quá 8 giờ/ngày khiến não bộ hoạt động liên tục, không được thư giãn dẫn đến tình trạng không buồn ngủ vào ban đêm. Hơn nữa, khi gặp nhiều áp lực, stress, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều gốc tự do, chúng sẽ liên tục tấn công vào thành mạch máu, làm cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não. Đây là nguyên nhân gây nhiều triệu chứng bất thường cho cơ thể, điển hình là tình trạng trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ.

3. Mất ngủ ở thanh niên do tác dụng phụ của thuốc

Mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc không phổ biến như các nguyên nhân khác. Lý do là rất ít thanh niên thường xuyên phải sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người trẻ như:

  • Các thuốc điều trị không kê đơn như thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm cân, thuốc giảm đau và caffeine
  • Thuốc điều trị theo đơn nhưng được dùng không đúng cách, không đúng liều lượng hoặc sử dụng thường xuyên như thuốc trị huyết áp, thuốc  chống trầm cảm...
  • Ngoài ra, tình trạng mất ngủ ở thanh niên cũng có thể do việc thường xuyên sử dụng chất kích thích hoặc một số biện pháp tránh thai

4. Mất ngủ do bệnh lý toàn thân

Một nguyên nhân khác có thể liên quan đến tình trạng mất ngủ ở thanh niên chính là do các một số bệnh lý toàn thân ảnh hưởng. Các bệnh này gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Có thể kể đến như:

  • Trào ngược axit dạ dày
  • Bệnh hen suyễn, dị ứng
  • Bệnh cường giáp
  • Bệnh thận
  • Trầm cảm
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Hội chứng ruột kích thích...

5. Mất ngủ ở thanh niên do chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp lý, không điều độ, thiếu lành mạnh cũng có thể tác động xấu đến hệ tiêu hóa và sức khỏe, gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một thói quen ăn uống thiếu khoa học, nhất là thường xuyên ăn vặt, ăn các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều muối, nhiều đường, dầu mỡ vào ban đêm khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục. Điều này không chỉ gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà còn khiến bạn phải đối mặt với các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày...

Ăn đêm nhiều không chỉ gây khó ngủ mà còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh về tiêu hóa
Ăn đêm nhiều không chỉ gây khó ngủ mà còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh về tiêu hóa

6. Các nguyên nhân khác

Tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn hay mộng mị, hay bị tỉnh giấc về đêm và khó ngủ lại cũng có thể liên quan đến một số yếu tố như:

  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Không gian ngủ ồn ào, nhiều ánh sáng, không thoải mái
  • Gặp cú sốc tâm lý như thất tình, mất người thân, khủng hoảng tài chính...
  • Giờ giấc sinh hoạt, nhịp sinh học bị thay đổi liên tục
  • Mất ngủ, khó ngủ do hậu covid-19
  • Phụ nữ sau sinh phải thường xuyên thức giấc, thay đổi nội tiết tố...

Mất ngủ ở thanh niên có nguy hiểm không?

Nhiều người trẻ thường chủ quan, coi thường, không mấy để tâm đến các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, mất ngủ của mình. Hậu quả là khi tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn trạng thái tinh thần mới hốt hoảng tìm cách giải quyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngay khi có các dấu hiệu khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm và khó đi vào giấc ngủ trở lại, nhịp sinh học bị thay đổi, chúng ta cần sớm có biện pháp can thiệp và điều chỉnh cho phù hợp, tránh tình trạng mất ngủ kéo dài, chuyển biến thành mãn tính.

Mất ngủ ở người trẻ rất đáng lo ngại, có thể khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc: Người mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống, mắt lờ đờ, không thể tỉnh táo, thần kinh căng thẳng, tâm trạng bất ổn, khó tập trung, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất học tập và làm việc.
  • Tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch: Khi tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, cơ thể đặc biệt là não bộ không được nghỉ ngơi, thư giãn sẽ khiến cho hệ thần kinh của chúng ta quá tải, rơi vào trạng thái căng thẳng nghiêm trọng. Điều này cũng dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, dồn dập, người mệt mỏi, gây ra nhiều vấn đề đe dọa hệ tim mạch.
  • Tăng nguy cơ bị teo não, đột quỵ: Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, não của người bệnh sẽ bị teo đến 25%. Nếu chỉ ngủ dưới 5 tiếng/đêm, cơ thể sẽ sớm rơi vào tình trạng suy kiệt, sức khỏe không đảm bảo, não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất tập trung, rối loạn cảm xúc. Đặc biệt, mất ngủ ở thanh niên còn làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ, chỉ số này được đánh giá là tăng cao gấp 8 lần so với người bình thường.
  • Dễ thừa cân, béo phì: Một thói quen xấu hay xuất hiện ở một bộ phận người trẻ đó chính là thức khuya, thậm chí thức xuyên đêm, hay ăn vặt vào ban đêm. Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ vốn dễ dẫn đến thừa cân béo phì do quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm đi, làm gia tăng lượng đường trong máu. Thêm vào đó, việc thường xuyên ăn đêm, ăn uống không kiểm soát khiến tình trạng này thêm trầm trọng hơn.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Ngủ ít, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ hay bị gián đoạn còn có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

Đặc biệt, thiếu ngủ, mất ngủ còn là dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm, đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài khiến thần kinh căng thẳng, người uể oải mệt mỏi, dễ bị lo âu, muộn phiền, cáu kỉnh, cảm xúc không ổn định, hay cáu giận, có thể có suy nghĩ làm tổn thương chính mình...

Biện pháp ngăn ngừa, cải thiện mất ngủ tại nhà

Bên cạnh việc điều trị theo các phương pháp đã đề cập, để cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của mình. Có thể tham khảo một số biện pháp ngăn ngừa cải thiện mất ngủ ở thanh niên sau:

1. Tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn tốt nhất

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, những người hiện đang gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ không sâu nên điều chỉnh là phòng ngủ của mình. Không gian ngủ cần yên tĩnh, mát mẻ, sử dụng loại chăn nệm, gối nằm phù hợp với sở thích của bản thân. Nếu phòng ngủ quá sáng thì nên sử dụng rèm che cửa, chọn loại đèn ngủ màu ấm hoặc tắt tất cả các bóng đèn trước khi ngủ.

Đặc biệt, cần tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trước giờ đi ngủ 1 - 2 tiếng. Xây dựng cho mình một thói quen, lối sống khoa học, lành mạnh, cố định giờ đi ngủ để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của mình. Việc dùng điện thoại, lướt web có thể khiến chúng ta buồn ngủ tạm thời nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, do đó hãy từ bỏ thói quen xấu này.

2. Luyện tập, vận động hợp lý

Bên cạnh không gian nghỉ ngơi thư giãn, chúng ta có thể cải thiện chất ngủ bằng việc mỗi ngày dùng một ít thời gian để luyện tập thể dục thể thao, vận động đúng cách. Có thể chọn các hoạt động như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội... để chống mất ngủ. Ngoài ra, việc luyện tập các tư thế thư giãn của Yoga, các bài tập thở cũng giúp bạn thư giãn tinh thần, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, giúp đầu óc nhẹ nhàng, thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.

3. Từ bỏ các thói quen xấu

Một số thói quen xấu thường xuyên lặp đi lặp lại cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ nghiêm trọng. Do vậy, để cải thiện chứng mất ngủ, chúng ta nên:

  • Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ: Uống nhiều nước và chất lỏng trước khi đi ngủ, việc uống nhiều nước ở thời điểm này sẽ khiến bạn phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh, từ đó khiến tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên uống caffeine: Những người đang gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ thì nên ngừng sử dụng thức uống có chứa caffein trong ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ, nhất là những người nhạy cảm với thức uống này.
  • Hạn chế ăn khuya, ăn tối sát giờ: Cố gắng ăn bữa tối sớm nhất có thể, không ăn quá nhiều, đặc biệt là thức ăn giàu tinh bột, các thực phẩm cay, nóng, nhiều acid... Việc ăn tối sát giờ đi ngủ hoặc ăn khuya sẽ khiến dạ dày bạn phải hoạt động nhiều, dễ gây ra các vấn đề như ợ hơi, ợ nóng khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
  • Các thói quen xấu khác: Ngoài ra cũng nên tránh uống rượu bia, hạn chế hoặc tránh dùng socola, tránh vận động với cường độ cao...

4. Cải thiện giấc ngủ bằng cách thư giãn cơ thể

Một số phương pháp thư giãn cơ thể cũng giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

  • Massage: Đây là một trong những cách chữa mất ngủ tương đối hiệu quả. Thường sẽ massage ở khu vực đầu, mặt, lưng và chân nhằm kích thích lưu thông máu lên não, giảm đau nhức xương khớp, giúp cơ thể khỏe khoắn thư giãn từ đó ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Ngâm chân với nước ấm: Sử dụng nước ấm khoảng 40 - 50 độ C để ngâm chân, có thể kết hợp thêm các thảo dược như gừng, ngô thù du, ngải cứu... Trong lúc ngâm chân thì nên thêm vài viên đá cuội trong chậu nước ấm để đả thông kinh mạch, ổn định tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu cũng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ, bạn có thể xông hơi tinh dầu, trộn tinh dầu vào bình xịt và xịt quanh phòng, nhỏ tinh dầu vào chén có chứa muối hoặc dùng tinh dầu massage cơ thể để chữa mất ngủ. Các loại tinh dầu thường được sử dụng là cam chanh, trầm hương, gỗ đàn hương, hoa nhài, hoa oải hương...

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc cải thiện chứng mất ngủ ở thanh niên. Lý do là những người trẻ thường không chú trọng đến vấn đề ăn uống, điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa, bệnh dạ dày, đại tràng dẫn đến chất lượng giấc ngủ suy giảm, sức khỏe không đảm bảo.

Để cải thiện giấc ngủ, nâng cao sức khỏe, chúng ta nên:

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhất là các loại vitamin và khoáng chất như vitamin D, C, A, E, B12, sắt, magie, kali...
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm có thể hỗ trợ ngủ ngon như chuối, sữa chua, cá, hạt sen, trứng, cải bó xôi, kiwi, phomai, bột yến mạch, quả óc chó, hạnh nhân, gà tây...
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc để an thần, dễ đi vào giấc ngủ như trà hoa cúc, trà mộc lan, trà hoa nhài, trà hoa oải hương, trà tim sen...
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều axit, nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, đồ rán...
  • Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia, chất kích thích nhất là vào các buổi chiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách chữa bệnh mất ngủ ở thanh niên

Mất ngủ ở thanh niên nguy hiểm nhưng lại không quá nghiêm trọng, nếu được can thiệp và điều trị đúng cách, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị là không khó. Bệnh mất ngủ có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào tình trạng, nguyên nhân mất ngủ mà lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên chủ quan để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, dẫn đến mất ngủ kinh niên sẽ rất nguy hiểm và cực kỳ khó điều trị.

Chứng mất ngủ ở thanh niên cần có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời
Chứng mất ngủ ở thanh niên cần có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời

Thông thường, chứng mất ngủ ở người trẻ có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như:

1. Điều trị mất ngủ bằng phương pháp dân gian

Đối với các bạn trẻ mắc chứng mất ngủ ở mức độ nhẹ, chỉ mới xuất hiện 3 lần/tuần trong vài tuần gần đây. Chúng ta có thể thử cải thiện bằng các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, cách làm đơn giản, dễ áp dụng. Có thể kể đến như:

  • Dùng tim sen: Tim sen vị đắng tính hàng, có tác dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể dùng 3g tim sen khô, sao vàng, cho vào ấm trà, hãm với nước sôi 15 phút rồi uống hết trong ngày. Hoặc lấy 5g tim sen, 10g táo nhân (sao đen đập dập), 20g lá vông nem (sấy khô tán bột) hãm với 1 lít nước sôi trong 15 - 20 phút, sau đó cho vào 10g hoa nhài tươi, tiếp tục hãm 5 phút nữa rồi dùng nước này uống hết trong ngày.
  • Dùng lạc tiên (cây nhãn lồng): Lạc tiên vị ngọt đắng, tính mát, thường được dân gian và y học cổ truyền sử dụng để chữa mất ngủ. Có thể dùng lạc tiên phơi khô, nấu với nước uống thay trà hoặc lấy 50g lạc tiên, 30g lá vông, 10g lá dâu tằm, 2g tim sen, 90g đường, sắc với nước trong ấm chuyên dụng, dùng liên tục trong 7 - 10 ngày để cải thiện chứng mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp.
  • Dùng trà tam thất: Nụ hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể dùng 3 - 5 nụ tam thất khô, hãm với nước sôi trong vài phút, dùng uống như trà. Tuy nhiên, tam thất có thể gây hạ huyết áp, ảnh hưởng đến thai nhi nên không dùng cho người huyết áp thấp, phụ nữ mang thai.
  • Dùng lá đinh lăng: Đinh lăng cũng được dân gian sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị mất ngủ. Chúng ta có thể lấy lá đinh lăng phơi khô, dùng làm gối nhằm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hoặc dùng 24g lá đinh lăng khô, 20g lá vông nem, 20g tam diệp, 15g liên nhục, 12g tim sen, sắc với nước, thấy cô đặc thì chia làm nhiều phần nhỏ, uống hết trong ngày, dùng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục lặp lại chu kỳ này. Hoặc đơn giản hơn, mỗi ngày bạn lấy một ít lá đinh lăng phơi khô, sắc với nước uống thay trà để cải thiện giấc ngủ.

Cần lưu ý rằng, các biện pháp dân gian chỉ thích hợp với trường hợp mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở mức độ nhẹ, hơn nữa hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi áp dụng các phương pháp này, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen lối sống sao cho hợp lý để hỗ trợ điều trị.

2. Chữa mất ngủ bằng thuốc Tây y

Thông thường, để điều trị mất ngủ, tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Các thuốc Tây y có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, các thuốc này cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ, không thể trị được tận gốc vấn đề. Một số thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc bình thần giải lo âu: Có thể kể đến như Clonazepam, Diazepam, Bromazepam, Rotunda... Các thuốc này phù hợp cho tình trạng mất ngủ ngắn ngày, ở mức độ nhẹ, có tác dụng tức thì nhưng không thể dùng trong thời gian dài vì sẽ gây nhờn thuốc.
  • Thuốc an thần loại mới: Thường là Olanzapine, Amisulpride, Quetiapine... Có tác dụng gây ngủ mạnh, tạo cảm giác thèm ngủ thèm ăn và dễ gây tăng cân.
  • Thuốc ngủ: Các loại thuốc ngủ phổ biến là Phenobarbital, Zolpidem... Có tác dụng mạnh, khả năng gây ngủ nhanh nhưng tác dụng phụ nhiều, có thể gây đau đầu chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nhờn thuốc.
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, gây buồn ngủ cho người hay bị ngứa ngáy dẫn đến khó ngủ... Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ, có thể gây mệt mỏi, uể oải, khô miệng...
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Thường là Clomipramine, Có tác dụng tác động lên hệ serotonin để giảm các triệu chứng trầm cảm, phải dùng trong 3 - 4 tuần mới hiệu quả. Loại thuốc này cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ, thường là táo bón, đắng miệng...

Thuốc Tây Y có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh nhưng dễ gây ra tác dụng phụ
Thuốc Tây Y có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh nhưng dễ gây ra tác dụng phụ

Ưu điểm của thuốc Tây y chính là mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thì, tuy nhiên, các loại thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, sử dụng dài ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng, thuốc trị mất ngủ tác động lên hệ thần kinh, dùng không đúng cách rất nguy hiểm. Chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Chữa mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý

Trong Tây Y, các bác sĩ sẽ điều trị mất ngủ bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình điều trị. Liệu pháp tâm lý sẽ tác động chính đến tâm lý của người bệnh, được đánh giá cao về hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ. Các phương pháp điều trị bằng tâm lý thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp tâm lý cá nhân
  • Liệu pháp nhận thức - hành vi
  • Liệu pháp chánh niệm nhận thức

Cũng như các phương pháp trên, tùy vào nguyên nhân, tình trạng mất ngủ của mỗi người mà áp dụng liệu pháp tư vấn tâm lý phù hợp. Có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau nhằm giúp người bệnh nhận được hiệu quả tốt nhất sau liệu trình điều trị.

4. Chữa mất ngủ ở thanh niên bằng Đông Y

Theo Đông y, mất ngủ do nhiều nguyên nhân, mà cốt lõi vấn đề nằm ở âm huyết, chân âm huyết hao tổn, cơ thể không cung cấp đủ âm tinh để nuôi dưỡng tâm não dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Theo Hải Thượng Lãn Ông, mất ngủ là do thiếu khuyết âm huyết, tổn thương ở ba tạng gồm tâm, can và tỳ. Điều trị mất ngủ thì phải bồi bổ âm huyết, chú trọng điều dưỡng tâm, tỳ và can. Một số bài thuốc Đông y chữa mất ngủ ở thanh niên thông dụng có thể kể đến như:

Bài thuốc 1: Định tâm an thần thangĐây là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Các vị thuốc chính được sử dụng gồm 2 nhóm là trừ tà và phục chính. Trong đó, nhóm trừ tà gồm lạc tiên, viễn trí, củ bình vôi, long nhãn, liên nhục, dạ giao đằng... Các vị thuốc này có tính bình, có thể an thần, dưỡng tâm, trấn an tim mạch. Cách vị thuốc nhóm phục chính gồm đại táo, hoàng kỳ, toan táo nhân, phục thần, bạch truật... Có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, dưỡng huyết, hỗ trợ điều dưỡng cơ thể.

Bài thuốc 2: Chữa mất ngủ do tâm tỳ hưNguyên liệu:

  • 15g hoàng kỳ
  • Bạch truật, phục thần, đương quy, toan táo nhân mỗi vị 10g
  • Đảng sâm, nhục quế mỗi vị 12g; cam thảo, viễn chí mỗi vị 6g
  • 8g mộc hương, 5 quả đại táo

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết
  • Cho vào ấm chuyên dụng sắc với nước thấy cô đặc thì tắt bếp
  • Dùng mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống, sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc 3: Chữa mất ngủ do vị khí bất hòaTác dụng: Kiện tỳ hòa vị, cải thiện tình trạng khí trệ gây đầy bụng chướng hơi.

Nguyên liệu: 

  • Phục thần, sơn tra, bán hạ mỗi vị 10g
  • 12g phục linh
  • 15g lai phụ tử
  • 6g trần bì, 6g liên kiều

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết
  • Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với nước, thấy cô cạn thì tắt bếp
  • Dùng mỗi ngày 1 thang, uống sau bữa ăn.

Bài thuốc 4: Chữa mất ngủ do suy nhược cơ thể

Nguyên liệu:

  • Điếu đằng câu, đương quy, xuyên khung mỗi vị 3g
  • 4g phục linh
  • 2g sài hồ
  • 1.5g cam thảo

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết
  • Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với nước, thấy cô lại thì tắt bếp
  • Dùng 1 thang/ngày, chia làm 3 lần uống, sử dụng hết trong ngày.

Lưu ý: Thuốc Đông Y mặc dù sử dụng các dược liệu lành tính, tuy nhiên, chúng ta không tự ý bốc thuốc, kê đơn. Việc sử dụng thuốc cần có đơn thuốc, hướng dẫn của các lương y, thầy thuốc, việc sử dụng thuốc Đông y bừa bãi, không đảm bảo chất lượng có thể mang đến nhiều hậu quả, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nhìn chung, mất ngủ ở thanh niên là tình trạng thường gặp, đang có xu hướng ngày càng gia tăng, có liên quan đến nhiều nguyên nhân. Chứng mất ngủ tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm sinh lý của người trẻ. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của căn bệnh này, chúng ta không nên chủ quan, tốt nhất là sớm thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả